Liên hệ

Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Có Bắt Buộc Không?

Chứng chỉ năng lực xây dựng không còn xa lạ đối với tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng. Nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp, công ty xây dựng mới thành lập công ty khi được tham gia đấu thầu thì trong HSMT lại yêu cầu "CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG" mà nhiều doanh nghiệp không biết là gì? Và mình cần xin những lĩnh vực gì để đúng với hồ sơ đấu thầu: Chứng chỉ năng lực trong đấu thầu
I. CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LÀ GÌ?
Là bản đánh giá năng lực vắt tắt của Bộ, Sở xây dựng đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng tên lãnh thổ Việt Nam.

>>> ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG
>>>DỊCH VỤ CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG
>>>CÔNG TRÌNH CẤP 4 CÓ CẦN CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC KHÔNG?


chung chi nang luc hoat dong xay dung
II. TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, “Thông tin về năng lực hoạt động xây dựng là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng”.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thì kể từ ngày 1/9/2016, tổ chức phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng theo quy định.
III. CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC CÓ NHỮNG HẠNG NÀO?
Theo NĐ 59/2015 NĐ-CP thì chứng chỉ năng lực được phân ra làm 3 hạng để tiện đánh giá được năng lực của từng tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp
- Đối với những doanh nghiệp lâu năm, có năng lực cao, từng thi công, giám sát hoặc thiết kế những công trình tiêu biểu thì đạt hạng I (Hạng cao nhất được làm tất cả các loại công trình)
- Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chưa từng hoạt động xây dựng mặc dù thành lập từ lâu (Chưa có năng lực) thì xét xuống hạng III (Hạng nhỏ nhất).
Cụ thể như sau:
  • Hạng I: Được thực hiện xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.
  • Hạng II: Được thực hiện xây dựng dự án từ nhóm B, công trình từ cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.
  • Hạng III: Được thực hiện xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình từ cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.”.
Hạng các công trình được dựa vào phân cấp công trình theo TT 03/2016 TT-BXD
IV. DANH MỤC (CẤP CHỨNG CHỈ) TỔ CHỨC BẮT BUỘC CÓ KHI THAM GIA HĐXD
  • #KSXD: Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
  • #QHXD: Lập quy hoạch xây dựng.
  • #TKXD: Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • #QLDA: Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • #TCXD: Thi công xây dựng công trình.
  • #GSXD: Giám sát thi công xây dựng công trình.
V. MẪU CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG I, HẠNG II, HẠNG III
1. Chứng chỉ năng lực có bìa màu xanh nhạt, kích thước 21x29,7cm, nội dung chủ yếu của chứng chỉ năng lực theo quy định
2. Quản lý số chứng chỉ năng lực:
Số chứng chỉ bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

  • a) Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục số 07 Thông tư 17/2016 TT-BXD.
  • b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.
3. Nội dung của chứng chỉ năng lực bao gồm:
  • a) Thông tin cơ bản về tổ chức được cấp chứng chỉ: tên tổ chức; Mã số doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập; họ tên, chức danh của người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ văn phòng đại diện (nếu có); số điện thoại; số fax; địa chỉ hòm thư điện tử (email); website (nếu có);
  • b) Phạm vi hoạt động xây dựng (lĩnh vực hoạt động xây dựng, loại công trình (nếu có), hạng năng lực và thời hạn hiệu lực);
  • c) Tên cơ quan cấp, chữ ký và đóng dấu.

#Viện Đào Tạo Quản Lý Xây Dựng (ESC)- đơn vị chuyên tư vấn hỗ trợ xin cấp chứng chỉ "NĂNG LỰC XÂY DỰNG" hạng I, hạng II, hạng III.
#Bạn đang có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực? Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ hướng dẫn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng uy tín, đáng tin cậy. Hãy liên hệ với Viện Nghiên Cứu Quản Lý Xây Dựng ngay hôm nay.
#Viện Nghiên Cứu Quản Lý Xây Dựng ESC đã tham gia công tác tổ chức và có kinh nghiệm tư vấn hỗ trợ cấp chứng chỉ năng lực từ những ngày đầu tiên khi Thông tư 17/2016/TT-BXD có hiệu lực. Viện có thể hỗ trợ:

  • #1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực đúng theo quy định
  • #2. Hướng dẫn đánh giá năng lực, phân hạng, phân cấp công trình

Đăng nhận xét

Tin liên quan