Cấp Thẻ An Toàn Điện, An Toàn Làm Việc Trên Cao NĐ 44/2016-NĐ-CP
- Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
- Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.
Viện đào tạo ESC đào tạo huấn luyện cấp thẻ an toàn điện thuộc nhóm 3, tổ chức hàng tháng theo quy định tại NĐ 44/2016 NĐ-CP.
* ĐỐI TƯỢNG CẤP THẺ AN TOÀN ĐIỆN, LÀM VIỆC TRÊN CAO
- Công nhân làm chuyên về điện, điện lạnh, điện điện tử
- Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
- Công nhân đang có nhu cầu làm về điện, làm việc trên cao
- Hồ sơ năng lực của công ty, công nhân làm việc thuộc nhóm 3 theo NĐ 44/2016 NĐ - CP
- Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
- Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.
- Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại.
- Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; tiếp đất; lập rào chắn, treo biển cấm, biển báo; thiết lập vùng làm việc an toàn.
- Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.
- Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
- Cho người làm công việc vận hành đường dây dẫn điện, thiết bị điện
- Đối với đường dây dẫn điện:
- Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện;
- An toàn khi: Kiểm tra đường dây dẫn điện; làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện; làm việc trên cao.
- Đối với thiết bị điện:
- Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
- An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
- Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
- Cho người làm công việc xây lắp điện
- An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;
- An toàn khi lắp, dựng cột;
- An toàn khi rải, căng dây dẫn, dây chống sét;
- An toàn khi lắp đặt thiết bị điện.
- Cho người làm công việc thí nghiệm điện
- Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm; biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm;
- An toàn điện khi tiến hành các loại thử nghiệm riêng biệt như thử nghiệm máy điện, máy biến điện áp, biến dòng điện; cách điện của cáp điện.
- Cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện
- Đối với đường dây dẫn điện: An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;
- Đối với thiết bị điện: An toàn khi làm việc với từng loại thiết bị điện như máy biến áp, máy cắt, máy phát điện, động cơ điện cao áp, tụ điện, hệ thống điện một chiều.
- Cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt
- An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.
Liên tục khai giảng khóa học vào ngày 15 hàng tháng.
Thời gian học: Sáng: 8h – 11h. Chiều: 13h30 – 16h30.
Học viên đến nộp hồ sơ gồm 02 ảnh (3×4), 1 bản photo chứng minh nhân dân, 1 bản photo bằng tốt nghiệp (đại học, cao đẳng hoặc trung cấp). Học phí nộp ngay khi đi nhập học.
Địa điểm:
- Huấn luyện cấp thẻ an toàn điện, làm việc trên cao tại Hà Nội: Trường Đào Tạo Cán Bộ Lê Hồng Phong – 220 Đường Láng-Đống Đa – Hà Nội.
- Huấn luyện cấp thẻ an toàn điện, làm việc trên cao tại TPHCM: Học viện Hành chính Quốc Gia – Số 10 Đường 3/2, P.12, Q.10- TP Hồ Chí Minh.
- Huấn luyện cấp thẻ an toàn điện, làm việc trên cao tại Đà Nẵng: Trung tâm thông tin học liệu Đại học Đà Nẵng – 91A Nguyễn Thị Minh- Tp.Đà Nẵng.
- Huấn luyện cấp thẻ an toàn điện ban ngày: Học 15 ngày (Sáng từ 8h đến 11h30, Chiều từ 13h30 đến 16h30)
- Huấn luyện cấp thẻ an toàn điện buổi tối: (từ 18h - 21h)
- Liên tục khai giảng trên toàn quốc 4 khóa/tháng
1 Nhận xét